Bạn có thể tìm thấy những câu nói nhận đạo và đời sống hay nhất tại đây
Nguồn gốc của Ông Công Ông Táo được người xưa truyền tai nhau qua lịch sử của 2 vợ chồng Trọng Cao và Thị Nhị của ngày xưa, khi đó mặc dù 2 vợ chồng cưới nhau và sống với nhau rất hạnh phúc những vẫn mãi không thể nào sinh con được, khi đó chồng là Trọng Cao đã không thể chịu đựng được việc Thị Nhị không sinh con được nên thường xuyên đánh đập và chửi bới vợ. Không chịu được áp lực cuộc sống như vậy, Thị Nhị đã bỏ nhà và đi đến mảnh đất khác sinh sống.
Tại mảnh đất đó, Thị Nhị gặp chàng Phạm Lang, 2 người gặp nhau và nẩy sinh tình cảm rồi kết hôn thành vợ chồng. Nhắc đến phía Trọng Cao, do quá thương nhớ vợ và ân hận chuyện cũ nên đã đi khắp nơi để tìm vợ về. Dù đã tìm rất lâu nhưng vẫn không gặp được, thế nhưng Trọng Cao vẫn quyết tâm không bỏ cuộc, và may thay vài 1 ngày nọ, Trọng Cao đã gặp lại được Thị Nhị.
Cũng vì quá thương xót chồng cũ là Trọng Cao nên đã mang chàng về mà nấu cơm cho ăn, nhưng xui thay là đúng lúc Phạm Lang đang về, vì sợ Phạm Lang hiểu nhầm nên Thị Nhị đã dấu Trọng Cao ở dưới bếp, trong một đống rơm. Chẳng may đêm đó, Phạm Lang đốt rơm trong bếp để lấy tro bón ruộng, Thị Nhi xót xa nhảy vào lửa cứu chồng, Phạm Lang thương vợ cũng vội vàng nhảy theo rồi cả 3 cùng chết trong lửa. Ngọc Hoàng thương cảm cho 3 người nên phong cho họ làm vua bếp chuyên cai quản việc bếp núc trốn nhân gian.
Và cũng chính vì vậy, vào đúng ngày 23 tháng chạp hàng năm, vợ chồng Táo Quân thường lên chầu Ngọc Hoàng để báo cáo tất cả các việc xảy ra của mỗi gia đình trong năm đó. Và từ đó, tục lệ cúng Ông Công Ông Táo được người dân lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay.
Xem thêm nhiều thông tin khác tại đây: Xem ở đây
soyncanvas.vn hy vọng những thông tin này mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chân thành cảm ơn.