Home » Thủ tục đám cưới và những điều cần biết cho các cặp đôi | Tổng hợp những câu nói hay nhất trên đời

Thủ tục đám cưới và những điều cần biết cho các cặp đôi | Tổng hợp những câu nói hay nhất trên đời

Bạn có thể tìm thấy những câu nói hay nhất tại đây

“Thủ tục đám cưới và những điều cần biết cho các cặp đôi” sẽ giúp những ai có ý định tiến tới hôn nhân và về chung nhà hoàn thiện các khâu chuẩn bị cho một mùa cưới trọn vẹn. Akina Bridal sẽ gợi ý cho bạn ngay sau đây, cùng theo dõi nhé!

Từ trước tới nay, hôn nhân là chuyện trọng đại, do đó mà các thủ tục, lễ nghi phải được chuẩn bị chu đáo, lịch sự và thật trang nghiêm.

Những nghi thức cơ bản (thủ tục đám cưới) của một lễ cưới hỏi gồm Lễ Dạm Ngõ, Lễ Ăn Hỏi, và Lễ Đón Dâu (Lễ cưới). Trong bài viết dưới đây, nhà Akinvn.vn sẽ  cung cấp những thông tin về phong tục cưới hỏi của người Việt để các bạn có thêm những kiến thức và sự chuẩn bị kỹ càng khi tổ chức lễ cưới.

Các nghi lễ quan trọng trong thủ tục đám cưới bạn cần biết

Đến ngày con “ra cửa nhà” rồi mà các bố, các mẹ không biết các thủ tục đám cưới là “rắc rối”lắm à nha. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của nhà Akinavn.vn để ngày chung đôi của các con thật ý nghĩa và trọn vẹn.

#1.Lễ dạm ngõ

Đây là thủ tục mở màn cho câu chuyện trăm năm của các con. Tại lễ dạm ngõ, bố mẹ và đại diện cho gia đình 2 bên trai gái sẽ có buổi gặp gỡ, trò chuyện. Theo đó, nhà trai xin sẽ đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho các con được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau.

Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như là đã có nơi có chốn, bước đầu để chuẩn bị tiến đến hôn nhân.

Thủ tục đám cưới

#2.Lễ Ăn hỏi

Nếu lễ dạm ngõ là bước mở đầu trong thủ tục đám cưới  thì đến lễ ăn hỏi lại là màn thông báo chính thức về sự kết giao hứa gả của hai gia đình. Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành con dâu tương lai của gia đình nhà trai.

Tuy nhiên, ngày nay người ta vẫn giữ lễ ăn hỏi kết hợp luôn cả lễ dẫn cưới. Lễ vật trong lễ ăn hỏi là tráp ăn hỏi, Tráp ăn hỏi thường số lượng lẻ 5, 7, 9 hoặc 11 tráp, và số đồ lễ trong tráp thì phải là số chẵn. Đồ lễ ăn hỏi tùy vùng, miền, đia phương sẽ gồm bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau và thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay…

Tại lễ ăn hỏi dâu rể sẽ ra mắt 2 bên gia đình qua giới thiệu của người lớn tuổi. Sau đó, cặp đôi sẽ rót nước, mời trầu mọi người tham gia.

Thời gian ăn hỏi và lễ cưới diễn ra cách nhau 3 ngày, 1 tuần, hay lâu hơn tùy vào việc chọn ngày đẹp của hai bên gia đình.

Thủ tục đám cưới

#3.Lễ cưới hỏi

Sau khi các cặp đôi hoàn tất các thủ tục pháp lý như đăng ký kết hôn thì dâu rể sẽ tiến hành tổ chức hôn lễ. Ys nghĩa của Lễ cưới sẽ là công bố sự thành sự thành đôi, về chung nhà của dâu rể. Trong lễ cưới (lễ thành hôn) sẽ bao gồm các nghi thức sau:

Trước giờ đón dâu, mẹ của chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình tới nhà gái đem cơi trầu, chai rượu ( hay còn gọi là tráp hỏi xin dâu) để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ tới, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.

Thủ tục đám cưới

Sau khi họ nhà trai xem ngày lành tháng tốt thì sẽ sang nhà gái để rước dâu về. Gia đình trai sẽ mang theo xe hoa, hoa cưới qua nhà gái. Lúc đó dâu sẽ mặc váy cưới, make up thật xinh đẹp, rể sẽ mặc vest chỉnh tề, thể hiện một người đàn ông trưởng thành và chững chạc.

Nhà trai và nhà gái giới thiệu các thành phần tham dự, rồi nhà trai trao trầu xin dâu cho gia đình nhà gái, xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu xuống. Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên tại bàn thờ gia tiên nhà gái.

Tiếp đến, nhà trai xin phép được đưa nàng dâu mới về nhà chồng. Đại diện nhà gái cũng phát biểu. Khi cô dâu về nhà chồng, cô dâu chú rể cũng thực hiện nghi lễ gia tiên ở nhà trai. Chính lúc này người con dâu đã được nhận vào làm thành viên trong gia đình nhà trai. Cha mẹ chồng sẽ nhận con dâu, và chúc phúc cho 2 con. Sau đó, lễ cưới được tổ chức tại nhà trai với các bài phát biểu của đại diện hai bên gia đình, trao quà và tiệc mặn.

Sau lễ cưới dâu rể sẽ về nhà ngoại tiến hành nghi lễ này vào buổi sáng ngày hôm sau. Đồ lễ được gia đình nhà trai chuẩn bị là gà trống và gạo nếp để đôi vợ chồng trẻ mang về.

Đây người ta còn gọi là Lễ lại mặt – một trong những nghi lễ quan trọng thể hiện ý nghĩa như lời nhắc nhở đôi vợ chồng son về chữ hiếu không chỉ với nhà chồng mà cũng cần phải quan tâm, chăm sóc tới gia đình nhà vợ. Bên cạnh đó còn thể hiện sự chu đáo, quan tâm của phía gia đình nhà trai và chú rể với gia đình nhà gái, tạo nên sự gắn bó, thân mật giữa hai bên gia đình.

Thủ tục đám cưới

Đó là những thủ tục đám cưới cơ bản nhất khi các cặp đôi lựa chọn hôn nhân là kết quả cho chuyện tình của mình. Nếu dâu rể còn có những điều thắc mắc về cưới hỏi hay ảnh cưới hay bất cứ điều gì về hôn nhân và gia đình thì có thể tham khảo những bài viết của nhà Akina Bridal tại Akinavn.vn nhé! Chúc các cặp đôi “Trăm năm viên mãn/Bạc đầu nghĩa phu thê”.

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Showroom: AKINA BRIDAL

Địa điểm: 84 Hồ Văn Huê, phường 9, Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0985.747.525

Email: [email protected]

Thời gian làm việc: Làm việc tất cả các ngày trong tuần (07h30 đến 19h)

 

Kinh Nghiệm Cưới – Tags: Thủ tục đám cưới

Xem thêm nhiều thông tin khác tại đây: Xem ở đây
https://soyncanvas.vn/ hy vọng những thông tin này mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chân thành cảm ơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *