Home » Đăng ký kết hôn ở đâu khi không ở nơi thường trú? | Tổng hợp những câu nói hay nhất trên đời

Đăng ký kết hôn ở đâu khi không ở nơi thường trú? | Tổng hợp những câu nói hay nhất trên đời

Bạn có thể tìm thấy những câu nói hay nhất tại đây

Đăng ký kết hôn ở đâu? là câu hỏi được nhiều bạn trẻ thắc mắc. Nhưng câu hỏi về đăng ký kết hôn ở đâu khi không ở nơi thường trú cũng là câu hỏi được nhiều bạn trẻ khi làm ăn, sinh sống xa quê, xa địa chỉ thường trú. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của nhà Akinavn.vn để hiểu rõ hơn nhé các cặp đôi.

Đăng ký kết hôn ở đâu khi không ở nơi thường trú?

Đăng ký kết hôn ở đâu? Để nhà Akinavn.vn nói cho mà nghe, mọi thủ tục đăng ký kết hôn, những cơ sở pháp lý về Hôn nhân và gia đình sẽ được chúng tôi trả lời theo một “com bo” chất lượng sau đây nè!

#1. Cơ sở pháp lý

Tất cả hồ sơ pháp lý và những nội dung nhà Akinavn.vn trình bày dưới đây đều dựa trên các cơ sở:

+ Thứ nhất: Luật hộ tịch năm 2014

+ Thứ hai: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

+ Thứ ba: Nghị định 31/2014/NĐ-CP

+ Thứ tư: Luật cư trú năm 2006

Đăng ký kết hôn ở đâu

#2. Nội dung tư vấn – Đăng ký kết hôn ở đâu?

Theo điều 12 Luật cư trú năm 2006, sửa đổi năm 2013 quy định về Nơi cư trú như sau :

=> Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Các bạn muốn trả lời được câu hỏi Đăng ký kết hôn ở đâu?, trước hết bạn phải trả lời và nhận biết được: nơi thường trú là ở đâu?, nơi thường trú là gì? Nhà Akinavn.vn trả lời giúp bạn luôn nhé!

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.”

Về thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hộ tịch như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”.

Nơi cư trú của công dân theo quy định tại Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì: “Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.

Theo đó, mặc dù hai vợ chồng bạn đều đăng ký thường trú ở Đà Lạt nhưng hiện đang định cư ở Sài Gòn, chỉ cần hai bạn đều có đăng ký tạm trú ở Sài Gòn thì bạn hoàn toàn có thể lên UBND phường, xã nơi mà hai bạn đăng ký tạm trú để đăng ký kết hôn.

=> Khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, hai bạn phải thực hiện theo thủ tục như sau:

Khi đến đăng ký kết hôn, hai bạn phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác. Ngoài ra các bạn phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

+ Tờ khai đăng ký kết hôn.

+ Xác nhận tình trạng hôn nhân của hai bạn.

Xác nhận tình trạng hôn nhân có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Khi đăng ký kết hôn, cả hai bạn phải cùng có mặt và phải cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bạn ký tên vào Sổ hộ tịch.
Công chức tư pháp – hộ tịch sẽ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bạn.

Cả hai bạn phải mang hồ sơ đến UBND cấp phường/ xã nơi mình muốn đăng ký kết hôn.

Đăng ký kết hôn ở đâu

=> Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải có mặt, nộp tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình các giấy tờ sau đây:

1. Giấy khai sinh của mỗi bên

2. Sổ hộ khẩu gia đình của bên nam hoặc bên nữ nơi đăng ký kết hôn. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì Uỷ ban nhân dân xã, nơi bên nam hoặc bên nữ đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp cả hai bên nam nữ là công dân Việt Nam đang học tập, lao động, công tác có thời hạn ở nước ngoài, đã cắt hộ khẩu khỏi nơi thường trú, đăng ký kết hôn ở đâu?. Trả lời: yêu cầu bạn phải về nước xin đăng ký kết hôn và lúc đó thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cha mẹ bên nam hoặc bên nữ đăng ký hộ khẩu thường trú, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Còn nếu cặp đôi nào thắc mắc về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài sẽ như thế nào? Đăng ký kết hôn ở đâu? Có dễ và nhanh như đăng ký kết hôn trong nước không? Nhà Akinavn.vn cũng trả lời luôn là đơn giản, dâu rể có ý định lấy chồng/vợ ở nước ngoài đừng lo nhé!

+ Trong trường hợp không có đủ các giấy tờ trên, thì phải có giấy tờ hợp lệ thay thế.

+ Trong trường hợp nghi ngờ một bên hoặc cả hai bên nam nữ mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức được hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu, thì phải có giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế cấp huyện.

+ Tờ khai đăng ký kết hôn phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác (đối với cán bộ, công chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân), hoặc của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (đối với nhân dân) của mỗi bên về tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân này có giá trị không quá ba mươi ngày.

Trong trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc cho ly hôn hoặc bản sao Giấy chứng tử.

+ Trong trường hợp một trong hai người không thể đến nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn mà có lý do chính đáng, thì có thể gửi cho Uỷ ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn đơn xin nộp hồ sơ vắng mặt, trong đơn phải nêu rõ lý do vắng mặt, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong 3 ngày làm việc tiếp theo, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Như vậy, hai bên nam nữ đăng ký hôn nhân và được UBND xã Cấp giấy chứng nhận kết hôn thì giá trị của giấy có hiệu lực ngày tại thời điểm hai bên đã đồng ý ký kết vào giấy và xác lập quan hệ vợ chồng ngay tại thời điểm có chữ ký của hai bên.

Vợ chồng đã ly hôn, muốn kết hôn lại với nhau, thì cũng phải tiến hành các thủ tục như người kết hôn lần đầu.

Sau thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thông báo, nếu hai bên nam nữ không đến đăng ký kết hôn mà không có lý do chính đáng, thì Uỷ ban nhân dân huỷ việc xin đăng ký kết hôn đó và thông báo cho đương sự biết.

Đăng ký kết hôn ở đâu

Hi vọng bài viết của nhà Akinavn.vn đã làm thỏa mãn câu hỏi “đăng ký kết hôn ở đâu của các cặp đôi?”. Nếu bạn còn gặp rắc rối và thắc mắc về những nội dung thông tin trên thì các bạn đừng ngại liên hệ cho chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng đưa ra những câu trả lời trọn vẹn nhất dành cho các bạn.

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

 

Kinh Nghiệm Cưới – Tags: Đăng ký kết hôn ở đâu

Xem thêm nhiều thông tin khác tại đây: Xem tại đây
soyncanvas hy vọng những thông tin này mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chân thành cảm ơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *